7 công dụng của trà tía tô giúp chữa bệnh và chăm sóc sắc đẹp

Trà tía tô không chỉ là một loại thức uống thơm ngon mà còn chứa nhiều lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên. Dưới đây là 7 công dụng của trà tía tô mà bạn không nên bỏ lỡ, giúp cải thiện sức khỏe và mang lại sự cân bằng cho cơ thể.

Thế nào là trà tía tô:

Trà tía tô là một loại thức uống từ thảo mộc được làm từ lá của cây tía tô. Cây tía tô (Perilla frutescens), còn được gọi là cây húng tía, là một loại cây thuộc họ bạc hà và được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền cũng như trong ẩm thực nhiều nền văn hoá, đặc biệt là ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Trà tía tô được chế biến từ lá của cây tía tô. Có hai loại trà tía tô chính là trà tía tô tươitrà tía tô khô. Trà thường có màu sắc từ xanh nhạt đến nâu đỏ.

Uống lá tía tô tươi hay khô thì tốt hơn? Công dụng chính của trà tía tô tươi là giúp thanh nhiệt, giải độc, và hỗ trợ tiêu hóa. Còn trà tía tô khô giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, an thần và hỗ trợ tiêu hoá. 

Thế nào là trà tía tô
Thế nào là trà tía tô

Trà có hương vị đặc trưng, thường được mô tả là hơi cay, thơm mát và có vị thanh hương thảo mộc, hậu ngọt nên rất dễ uống. Có thể pha trà tía tô để làm nước giải khát uống hàng ngày, giúp bổ sung nguồn dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

7 công dụng của trà tía tô 

Trà tía tô không chỉ có hương vị đặc biệt mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Vậy uống nước trà tía tô có tác dụng gì? Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của trà tía tô:

1. Hỗ trợ điều trị gout và tốt cho tiêu hóa

Lá tía tô chứa 4 hoạt chất chính có khả năng giảm đáng kể hoạt động của enzyme xanthine oxidase, nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành acid uric và gây bệnh gout. Việc uống trà tía tô đều đặn mỗi ngày có thể giúp ổn định nồng độ acid uric trong máu, từ đó hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm triệu chứng của bệnh gout.

Ngoài ra, trà tía tô còn hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ lá tía tô có khả năng kích thích quá trình tiêu hóa, làm giảm cảm giác đầy hơi, khó tiêu và đau bụng, đồng thời chống co thắt và ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Tác dụng của trà tía tô: Hỗ trợ điều trị gout và tốt cho tiêu hóa
Tác dụng của trà tía tô: Hỗ trợ điều trị gout và tốt cho tiêu hóa

2. Giảm căng thẳng và Stress

Công dụng của trà tía tô là gì trong giảm căng thẳng được nhiều người tìm kiếm? Theo nghiên cứu của Hiroshi Takeda, các hợp chất như acid rosmarinic và acid caffeic có trong lá tía tô đều sở hữu hoạt tính chống trầm cảm. Đặc biệt, tía tô là một thành phần quan trọng trong công thức thuốc chống trầm cảm Banxia Houpo – một phương thuốc cổ truyền của Trung Quốc đã được sử dụng từ lâu.

Trà tía tô có tác dụng an thần nhẹ, giúp làm dịu hệ thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Việc uống trà tía tô thường xuyên có thể giúp giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện tình trạng giấc ngủ không ngon. 

3. Tăng cường hệ miễn dịch

Chiết xuất từ lá tía tô đã được chứng minh là có các đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm. Với nhiều vitamin và khoáng chất, trà tía tô giúp nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể, chống lại bệnh tật, giải độc, giải cảm và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Đặc biệt, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ lá tía tô có khả năng chống lại các tính chất đặc trưng của tế bào ung thư, bao gồm sự tăng trưởng không kiểm soát, hoạt động chống lại quá trình apoptosis (tế bào chết theo chương trình) và ức chế sự xâm lấn, di căn của tế bào ung thư trong các nghiên cứu ống nghiệm, đặc biệt là ung thư ruột kết, ung thư phổi, ung thư gan và ung thư máu ở người.

4. Tác dụng của trà tía tô? Hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp

Nghiên cứu năm 2021 cho thấy, chiết xuất từ lá tía tô có thể làm giảm đáng kể các chất trung gian gây viêm, giảm phản ứng dị ứng cấp tính với chứng viêm đường hô hấp và cải thiện chức năng phổi. 

So với nhiều loại dầu thực vật khác thì dầu hạt tía tô chứa nhiều axit omega-3 alpha-linolenic. Đây là chất rất tốt đối với việc kiểm soát tình trạng tự miễn dịch như hen suyễn, lupus và viêm khớp dạng thấp.

Hơn nữa, dầu hạt tía tô còn giúp ngăn chặn sự di chuyển của tế bào bạch cầu đến phổi và giảm nguy cơ sốc phản vệ.

Tác dụng của trà tía tô: Hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp (hình ảnh minh họa)
Tác dụng của trà tía tô: Hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp (hình ảnh minh họa)

5. Cải thiện sức khỏe da

Dịch chiết từ lá tía tô có chứa các hoạt chất như: luteolin, acid rosmarinic… có hoạt tính chống oxy hoá và kháng khuẩn nên có thể làm chậm và ngăn ngừa quá trình lão hóa, đồng thời giảm mụn và cải thiện tình trạng da. Hơn nữa, trong lá tía tô có chứa vitamin E giúp tăng cường độ ẩm cho da, khiến da mịn màng và tươi trẻ, khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, uống trà tía tô giúp trắng da đúng cách sẽ giúp bạn có được làn trắng sáng, đều màu, do trong lá tía tô có chứa hoạt chất Priseril có tác dụng thanh lọc, đồng thời loại bỏ các tế bào chết, cải thiện màu sắc da.

6. Uống nước trà tía tô có tác dụng gì? Hỗ trợ giảm cân

Lá tía tô có thành phần chứa nhiều chất, vitamin, khoáng chất và protein thực vật, tất cả đều hỗ trợ tích cực cho chức năng dạ dày, thúc đẩy quá trình chuyển hoá và trao đổi chất. Ở đây có thể thấy rõ công dụng của trà tía tô là đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ thừa và đào thải chất béo khỏi cơ thể. Vậy nên uống trà tía tô giảm cân là một trong những phương pháp giảm cân an toàn, hiệu quả được nhiều người lựa chọn sử dụng.

7. Chống dị ứng, bảo vệ tim mạch và thần kinh

Các hợp chất trong trà tía tô có khả năng ngăn chặn phản ứng dị ứng trong cơ thể và có tác dụng giảm cholesterol xấu, duy trì mức cholesterol tốt, góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Trong tía tô chứa tới 59% acid alpha-linolenic (ALA), một loại axit béo omega-3 và đã được chứng minh có đặc tính chống xơ vữa động mạch. Việc bổ sung trà tía tô vào chế độ ăn uống giúp tăng cường lượng axit béo chuỗi dài, duy trì sự khỏe mạnh của các mạch máu, hạn chế tích tụ mảng bám và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Trà tía tô giúp chống dị ứng, bảo vệ tim mạch và thần kinh
Trà tía tô giúp chống dị ứng, bảo vệ tim mạch và thần kinh

Ngoài ra, acid α-linolenic (ALA) có trong tía tô cho thấy khả năng chống viêm, bảo vệ hệ thần kinh và ty thể trong não, đồng thời giúp ngăn chặn sự chết tế bào thần kinh.

Hàm lượng omega-3 cao trong lá tía tô không chỉ có tác dụng chống viêm, chống oxy hoá mà còn cung cấp năng lượng để cải thiện chức năng nhận thức của não bộ, chống lại nguy cơ mất trí nhớ ở người già và hỗ trợ rèn luyện trí não. 

>>> Xem thêm: Tác dụng và cách làm trà tía tô mật ong, những lưu ý khi sử dụng

3 Cách chế biến trà tía tô hiệu quả

Có rất nhiều cách để chế biến trà tía tô. Dưới đây là 3 cách chế biến trà thông dụng nhất được nhiều người lựa chọn sử dụng:

Sử dụng trà tía tô tươi

Bước 1: Chuẩn bị lá tía tô sạch: Rửa sạch lá tía tô dưới nước lạnh, nên ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại.

Bước 2: Pha trà: Đun sôi 500ml nước trong một ấm, sau đó cho lá tía tô vào, giảm lửa và đun nhỏ lửa trong khoảng 5-7 phút để các chất dinh dưỡng trong lá tía tô được chiết xuất vào nước.

Bước 3: Hoàn thành: Tắt bếp, để trà nguội khoảng 5 phút rồi lọc bỏ lá tía tô là có thể thưởng thức được hết công dụng của trà tía tô tươi rồi.

     >>> Xem thêm: Cách pha trà tía tô thơm ngon, bổ dưỡng không phải ai cũng biết?

Uống trà tía tô khô

Bước 1: Cách làm trà tía tô: Chọn mua số lượng lớn lá tía tô, rửa sạch rồi mang đi phơi khô hai nắng, sau đó cất vào túi để dùng dần.

Bước 2: Cách pha trà tía tô khô: Đun sôi 300ml nước, lấy ra một nắm nhỏ lá tía tô khô cho vào ấm hoặc cốc. Đổ nước sôi lên lá tía tô. Đậy nắp bình hoặc cốc và để trà ngâm trong khoảng 5-10 phút.

Bước 3: Hoàn thành: Lọc bỏ lá tía tô và thưởng thức trà.

Bột tía tô

Bước 1: Phơi khô lá tía tô như cách trên. Sau khi lá tía tô đã khô hoàn toàn, cho lá vào cối giã hoặc máy xay cho đến khi đạt được bột mịn.

Bước 2: Bảo quản bột tía tô: Cho bột tía tô vào hũ thủy tinh hoặc hũ nhựa kín để bảo quản nơi thoáng mát, khi nào cần thì lấy ra dùng.

Bước 3: Pha trà bột tía tô: Mỗi lần múc hai thìa cà phê bột, cho vào chén nước sôi khuấy đều, đợi vài phút cho trà ngấm rồi uống cả nước lẫn bột.

 

Một số bài thuốc với trà tía tô hiệu quả

Ngoài việc là một nguyên liệu chế biến món ăn và trang trí, lá tía tô còn được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền nhờ vào nhiều tác dụng chữa bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến từ trà tía tô giúp tận dụng tối đa lợi ích của loại thảo dược này:

– Bài thuốc trị cảm lạnh: Ngâm 16g lá tía tô khô với một ít nước và đường nâu, sau đó sử dụng cho giai đoạn đầu khi bị cảm lạnh

– Giải cảm: Dùng một nắm lá tía tô tươi cùng với 3 lát gừng và 2 củ hành, thái nhỏ đem cho vào bát sau đó đập vào thêm một quả trứng gà và múc cháo vào, trộn đều lên ăn nóng.

– Chữa đầy hơi, đau bụng: Giã nát lá tía tô cùng với một chút muối rồi chắt lấy nước và uống

– Bài thuốc chữa xương khớp, gout: Chuẩn bị đầy đủ 7 loại thảo dược đã được chế biến dạng khô gồm 1g tía tô tím; 1g dây gắm; 0,5g tầm bóp; 0,4g hy thiêm; 0,3g thiên niên kiện; 0,2g lá lốt; 0,1g cỏ ngọt; sắc với 300- 500ml nước sôi trong khoảng 3-5 phút là có thể dùng được. 

Trà tía tô Okoshi
Trà tía tô Okoshi

– Hỗ trợ điều trị gout: Với thành phần chính là lá tía tô, dây gắm, trà tía tô Okoshi Plus giúp hạ, ổn định nồng độ acid uric trong máu, giảm mỡ máu, cholesterol và hỗ trợ giảm các triệu chứng đau, sưng do gout. Cụ thể là giảm các cơn đau đột ngột hay sưng tấy, giảm đau xương khớp, cải thiện tình trạng chóng mặt, đau đầu, đổ mồ hôi, tức ngực, tim đập nhanh mà da dẻ hồng hào, huyết áp ổn định như người bình thường.

– Tăng cường sức khỏe toàn diện, phòng tránh tai biến, đột qu: Các vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hoá có trong trà giúp sáng da, đẹp da, ngủ ngon hơn. Đồng thời nâng cao hệ miễn dịch, giải độc gan, thải chì, kim loại, độc tố ra ngoài cơ thể, tăng cường miễn dịch.

– Ngoài ra, trà tía tô Okoshi Gold còn hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày (do người bị xương khớp, gout sử dụng thuốc tây lâu dài gây ảnh hưởng tới dạ dày), men gan cao, tiểu đêm (do dùng thuốc tây ảnh hưởng đến thận), mất ngủ và các bệnh khác như huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu, tim mạch.

Những điều cần lưu ý khi uống trà tía tô

Mặc dù lá tía tô mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp, tuy nhiên, trước khi sử dụng, cần lưu ý những vấn đề sau: 

– Không sử dụng trà tía tô trong trường hợp bị cảm nóng, ra nhiều mồ hôi: Vì tía tô có dược tính ra mồ hôi nhiều, sử dụng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.

Những người nào không nên uống nước lá tía tô? Trẻ em, phụ nữ mang thai là những người không nên sử dụng trà tía tô. Vì nếu dùng với liều lượng lớn và liên tục trong khoảng thời gian dài có thể khiến tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.

Uống nước lá tía tô hàng ngày có tốt không? Không nên lạm dụng trà tía tô quá nhiều, điều này sẽ khiến bị khó tiêu, đầy bụng,.. Mỗi ngày nên dùng khoảng 3 đến 4 ly trà tía tô và chia ra để uống làm nhiều lần sau bữa ăn khoảng 20 phút.

– Nếu muốn giảm cân, có thể uống trà tía tô trước lúc ăn khoảng 30 phút, để ngăn ngừa hấp thu chất béo, làm giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

– Nên bảo quản trà tía tô trong tủ lạnh khi không uống. Thời gian bảo quản trà tối đa là 24 giờ. 

Hy vọng bài viết của Tratosa đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về công dụng của trà tía tô. Hãy chia sẻ bài viết để mọi người cùng nắm bắt và tận dụng những lợi ích từ loại thảo dược này nhé!

Tác giả Nguyễn Hoàng - tốt nghiệp trường y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội - Với kinh nghiệm 3 năm trong xây dựng và phát triển thảo dược dân tộc

Dược sỹ: Nguyễn Hoàng

Nguyễn Hoàng

Tôi là Nguyễn Hoàng, tốt nghiệp trường y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội - Với hơn 3 năm làm việc trong xây dựng và phát triển thảo dược dân tộc, từ các bài thuốc nam chuyển thể thành trà giúp bảo vệ sức khoẻ và tốt cho người Việt.

TIN TỨC MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

1900 5198