Giải cảm bằng nước lá tía tô từ lâu đã là một phương pháp hiệu quả của ông cha ta ngày xưa. Ngày nay, dù xuất hiện nhiều những phương pháp khoa học hiện đại nhưng việc giải cảm bằng lá tía tô vẫn là phương pháp an toàn, lành tính được nhiều người ưa thích sử dụng đặc biệt là các bà bầu thay vì lựa chọn dùng thuốc kháng sinh. Bài viết dưới đây của Tratosa sẽ giúp bạn tất tần tật về cách giải cảm bằng lá tía tô, cùng đón đọc ngay dưới đây nhé!
Tại sao lá tía tô có thể giải cảm
Việc giải cảm bằng lá tía tô là một phương pháp phổ biến nhưng lại rất ít người biết vì sao nước lá tía tô lại có thể giải cảm mà đều chỉ truyền tai nhau như một kinh nghiệm dân gian. Dưới đây là một số dẫn chứng khoa học cho thấy nước lá tía tô có thể giải chứng cảm ở người:
Trong lá tía tô có chứa lượng lớn tinh dầu, trong đó có perillaldehyde, limonene. Các thành phần này có tác dụng:
- Phát tán phong hàn: Giúp cơ thể người bệnh tống xuất các yếu tố gây bệnh như gió lạnh, ẩm thấp ra ngoài.
- Trừ ôn dịch: Giúp giảm các triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi.
- Lý khí tiêu đờm: Giúp thông thoáng đường hô hấp, giảm ho, long đờm,…
- Nước lá tía tô cũng chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa và vitamin, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.
Chính bởi vậy, nước lá tía tô hay tía tô được ứng dụng rất rộng rãi trong y học cổ truyền cũng như hiện đại để làm các loại thuốc, đặc biệt là thuốc trị các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm,….
Những công dụng và lợi ích khác của lá tía tô
Ngoài những công dụng về giải cảm được kể ở trên, sử dụng lá tía tô trong cuộc sống hàng ngày còn mang lại rất nhiều những lợi ích khác cho sức khỏe. Dưới đây là những công dụng và lợi ích khác của lá tía tô:
- Giảm cân hiệu quả bằng nước tía tô: một công dụng không thể không nhắc đến khác của nước lá tía tô chính là một trong những phương pháp giảm cân an toàn và lành tính của nhiều chị em phụ nữ khi kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục khoa học bởi trong lá tía tô có nhiều các chất xơ và và hoạt chất giúp làm giảm cholesterol giảm khả năng thèm ăn và cung cấp lượng calo thấp.
- Uống trà tía tô giúp làm trắng da: Với chất flavonoid có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ da khỏi tổn thương và tươi trẻ hơn. Bên cạnh đó với hàm lượng vitamin C lớn có thể giúp tăng cường sản sinh collagen, làm mờ vết thâm, sẹo, giúp da sáng mịn.
Hướng dẫn cách nấu nước lá tía tô giải cảm
Thông thường, khi nấu nước lá tía tô giải cảm, mọi người sẽ thường nấu với chanh hoặc gừng để vừa dễ uống hơn mà ở những loại rau củ này cũng chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe. Dưới đây các cách nấu nước lá tía tô với chanh:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Khoảng 150 gam nước lá tía tô vừa đủ, nên chọn những lá tía tô có màu xanh đậm, không bị héo úa
- Chanh tươi 1 quả
- Muối hoặc đường phèn
Cách nấu nước lá tía tô giải cảm:
- Bước 1: rửa sạch lá tía tô và ngâm từ 3-5 phút (có thể cho muối ngâm nếu là tía tô mua ngoài chợ)
- Bước 2: Dùng dao cắt lát rồi cho vào nồi, cho khoảng 2 lít nước sôi rồi đậy nắp lại ủ trong 20 phút. Sau 20 phút bạn tắt bếp rồi tiếp tục ủ thêm khoảng 20 phút nữa.
- Bước 3: Sau khi ủ xong, bỏ 1/2 thì cà phê muối hoặc đường phèn, sau đó vắt một quả nước cốt chanh cho vào nước, chờ nguội rồi uống.
Hướng dẫn làm cháo lá tía tô giải cảm cho bà bầu
Nguyên liệu:
- Lá tía tô tươi: Một nắm vừa đủ
- Gạo tẻ: 1 nắm
- Gừng tươi: Một vài lát
- Hành lá: Ít
- Muối, tiêu: Vừa đủ theo nhu cầu
Cách làm:
- Bước 1: rửa sạch lá tía tô, thái nhỏ sao đó để cho ráo nước. Vo gạo sạch, ngâm trong nước khoảng 30 phút.
- Bước 2: Sử dụng gừng để gọt vỏ và thái sợi, đối với hành lá cũng rửa sạch và thái nhỏ.
- Bước 3: Nấu gạo đến khi chín tới sau đó cho lá tía tô và gừng cùng các gia vị để nêm nếm cho vừa ăn. Tiếp tục đun sôi liu riu thêm vài phút cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Sau đó đổ ra bát rồi cho hành đã thái nhỏ vào.
Những ai không nên uống nước lá tía tô?
– Những người nóng nảy, khí yếu bởi nước lá tía tô có tính cay nồng và tính ấm, những người bị khí hư, âm hư không nên ăn tía tô.
– Những người bị dị ứng khi uống nước lá tía tô thấy da nổi mẩn đỏ thì nên dừng lại và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu cần thiết
– Không nên lạm dụng sử dụng nước lá tía tô trong thời gian dài, thời gian tối đa chỉ nên từ 2 đến 3 ngày bởi sử dụng lâu ngày có thể gây ra mất cân bằng trong cơ thể
Lời kết
Giải cảm bằng lá tía tô là một phương pháp dân gian hữu hiệu được nhiều người sử dụng, đặc biệt để giải cảm cho bà bầu. Phương pháp này cũng được khoa học chứng minh là có hiệu quả nhưng không nên lạm dụng sử dụng trong thời gian dài có thể dễ gây mất cần bằng trong cơ thể. Hy vọng rằng bài chia sẻ trên của Tratosa đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích.
Dược sỹ: Nguyễn Hoàng
Nguyễn Hoàng
Tôi là Nguyễn Hoàng, tốt nghiệp trường y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội - Với hơn 3 năm làm việc trong xây dựng và phát triển thảo dược dân tộc, từ các bài thuốc nam chuyển thể thành trà giúp bảo vệ sức khoẻ và tốt cho người Việt.
TIN TỨC MỚI NHẤT
Nên uống trà thảo mộc khi nào? 4 thời điểm vàng uống trà thảo dược tốt nhất cho cơ thể và những lưu ý khi sử dụng
[Hướng dẫn] Cách pha trà thảo mộc, cách pha trà hoa và những lưu ý để có 1 ly trà thơm ngon
Tổng hợp các cách bảo quản trà theo từng loại và những lưu ý khi bảo quản trà
Uống nước lá tía tô có lợi sữa không? Tác dụng của lá tía tô với bà bầu sau sinh và những lưu ý khi sử dụng
7 Loại trà thảo dược giảm cân hiệu quả từ các loại lá nam, dễ làm và dễ uống
[Chi tiết] Hướng dẫn cách nấu nước lá tía tô tại nhà đơn giản
5 Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản tại nhà và những lưu ý
Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Những tác dụng của nước lá tía tô đối với sức khỏe