Lá tía tô được ví như một dược liệu quý của thiên nhiên với rất nhiều tác dụng. Trong bài viết này, hãy cùng Tratosa khám phá 3 cách trị mụn bằng lá tía tô hiệu quả, từ mụn trứng cá, mụn cóc đến mụn thịt, cùng những lưu ý quan trọng giúp làn da khỏe mạnh.
Lá tía tô trị mụn nhờ những thành phần nào?
Lá tía tô chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, beta-carotene…. Những thành phần này giúp làm sạch da, kháng khuẩn, giảm viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới. Nhờ đó, lá tía tô có khả năng làm dịu các nốt mụn sưng đỏ, giảm tình trạng mụn viêm và hạn chế nguy cơ mụn tái phát.
Cụ thể, các thành phần chính trong lá tía tô đóng vi trò quan trọng như:
- Axit linoleic: Giảm viêm, kiểm soát bã nhờn, hạn chế sự xuất hiện của mụn đầu đen.
- Tinh dầu perillaldehyde: Kháng khuẩn mạnh, làm sạch lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn quay lại.
- Vitamin C, E và beta-carotene: Chống oxy hóa, thúc đẩy tái tạo tế bào da, giúp làm mờ thâm mụn hiệu quả.
Nhờ những đặc tính trên, tác dụng của lá tía tô trong việc điều trị mụn không chỉ an toàn mà còn hiệu quả, thích hợp cho hầu hết mọi loại da.
Lá tía tô trị được những loại mụn nào?
Lá tía tô được xem là “thần dược” cho các làn da mụn, đặc biệt hiệu quả với các loại mụn sau:
Mụn thịt: Lá tía tô trị mụn thịt hiệu quả nhờ khả năng làm mềm lớp sừng trên da, giúp loại bỏ các nốt mụn thịt khó chịu. Sử dụng đều đặn sẽ thấy mụn thịt giảm đáng kể.
Mụn cóc: Trong dân gian, lá tía tô trị mụn cóc là mẹo được nhiều người tin dùng. Các hoạt chất trong lá tía tô giúp tiêu diệt virus gây mụn cóc, làm mềm và loại bỏ từ từ.
Mụn trứng cá: Với tính kháng viêm mạnh, lá tía tô giúp giảm viêm, giảm sưng đỏ của mụn trứng cá. làm sạch lỗ chân lông. Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn ngừa hình thành mụn trứng cá.
Mụn cám: Khi kết hợp xông lá tía tô trị mụn, lỗ chân lông sẽ được làm sạch sâu, từ đó loại bỏ mụn cám hiệu quả, làm da sáng mịn hơn và giảm tình trạng mụn cám.
Hướng dẫn 3 cách trị mụn bằng lá tía tô hiệu quả
Để tận dụng được tối đa lợi ích của lá tía tô trong việc trị mụn, mọi người có thể áp dụng những cách dưới đây. Mỗi phương pháp dưới đây đều giúp giảm mụn hiệu quả và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, mịn màng rõ rệt khi mọi người thực hiệu đều đặn.
Làm mặt nạ lá tía tô trị mụn
Mặt nạ từ lá tía tô là lựa chọn hoàn hảo cho những ai phải đối mặt với các nốt mụn sưng đỏ.
- Nguyên liệu: Chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi (khoảng 10-15 lá)
- Cách làm:
Rửa lá tía tô cho sạch các tạp chất sau đó giã nhuyễn và vắt lấy nước cốt lá
Thoa đều nước cốt lá tía tô lên vùng da bị mụn, trong thời gian từ 15 – 20 phút
Sau đó, rửa lại mặt bằng nước ấm và dùng khăn sạch lau khô
- Công dụng: Giảm viêm, làm dịu và giảm thâm mụn
Xông mặt bằng lá tía tô
Xông hơi không chỉ giúp thư giãn mà còn là cách tuyệt vời để làm sạch sâu da
- Nguyên liệu: 1 lít nước sạch, 10-15 chiếc lá tía tô tươi
- Cách làm:
Đun sôi lá tía tô với nước
Dùng khăn trùm đầu, giữ khoảng cách an toàn và xông mặt trong 10 – 15 phút
Sau khi xong, rửa mặt lại bằng nước lạnh để se khít lỗ chân lông
- Công dụng: Giúp loại bỏ bã nhờn, làm sạch sâu và hỗ trợ điều trị mụn trứng, cá, mụn cám.
>>> Xem thêm: 4 cách chữa nám bằng lá tía tô hiệu quả tại nhà và những lưu ý khi sử dụng
Sử dụng lá tía tô kết hợp với mật ong hoặc sữa chua:
Mật ong và sữa chua đều là những nguyên liệu dưỡng da an toàn, lành tính. Khi kết hợp với lá tía tô sẽ tạo nên hỗn hợp trị mụn hoàn hảo.
- Nguyên liệu: Lá tía tô tươi 10-15 lá, 1 thìa mật ong nguyên chất hoặc 2 thìa sữa chua không đường.
- Nguyên liệu: Một nắm lá tía tô tươi, 1 thìa mật ong nguyên chất hoăc 2 thìa sữa chua không đường.
- Cách làm:
Xay nhuyễn lá tía tô, trộn đều với mật ong hoặc sữa chua
Thoa đều hỗn hợp lên da và chờ trong 20 phút
Sau đó, rửa sạch lại da mặt bằng nước ấm.
- Công dụng: Dưỡng ẩm, làm sạch da và hỗ trợ làm mờ các vết thâm do mụn
Những lưu ý khi sử dụng lá tía tô trị mụn
Mặc dù lá tía tô lành tính, nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh bị kích ứng, mọi người cần lưu ý những điểm sau:
- Chọn lá tía tô tươi chất lượng: Luôn sử dụng lá tía tô tươi, sạch, không dính thuốc trừ sâu hay sâu bệnh để đảm bảo an toàn cho da.
- Kiểm tra xem da có bị dị ứng với lá tía tô không: Hãy thử một lượng nhỏ hỗn hợp lá tía tô lên vùng da cổ tay sau tai để kiểm tra phản ứng trước khi sử dụng lên mặt. Điều này giúp tránh các tình trạng kích ứng không mong muốn.
- Kiên trì sử dụng: Phương pháp tự nhiên nên cần thời gian để phát huy được hiệu quả. Sử dụng đều đặn 2-3 lần mỗi tuần để đạt được kết quả tốt nhất.
- Bảo vệ và chăm sóc da đúng cách: Dùng kem chống nắng hoặc các biện pháp ngăn ngừa ánh nắng chiếu trực tiếp lên da mỗi khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Ngoài ra, bạn cũng không nên lạm dụng lá tía tô để không làm khô da, hãy sử dụng thêm kem dưỡng ẩm phù hợp.
- Kết hợp với chế độ chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Song song với việc sử dụng lá tía tô để trị mụn, mọi người nên chú ý đến việc duy trì chế độ ăn uống cân bằng, uống đủ nước, ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng để hỗ trợ cải thiện làn da từ bên trong
Việc áp dụng đúng những lưu ý trên không chỉ giúp tối ưu được hiệu quả cho việc trị mụn từ lá tía tô mà còn bảo vệ và nuôi dưỡng làn da được khỏe mạnh lâu dài.
Lời kết:
Lá tía tô là lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm phương pháp trị mụn từ tự nhiên, vừa an toàn và hiệu quả. Qua cách sử dụng như xông mặt, đắp mặt hay kết hợp với mật ong đều dễ thực hiệu và mang lại kết quả tích cực nếu mọi người kiên trì thực hiện.
Hãy áp dụng ngay hôm nay và đừng quên truy cập vào troang chủ của Tratosa.vn để tìm hiểm thêm các mẹo chăm sóc da hữu ích khác nhé!
Dược sỹ: Nguyễn Hoàng
Nguyễn Hoàng
Tôi là Nguyễn Hoàng, tốt nghiệp trường y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội - Với hơn 3 năm làm việc trong xây dựng và phát triển thảo dược dân tộc, từ các bài thuốc nam chuyển thể thành trà giúp bảo vệ sức khoẻ và tốt cho người Việt.
TIN TỨC MỚI NHẤT
Nên uống trà thảo mộc khi nào? 4 thời điểm vàng uống trà thảo dược tốt nhất cho cơ thể và những lưu ý khi sử dụng
[Hướng dẫn] Cách pha trà thảo mộc, cách pha trà hoa và những lưu ý để có 1 ly trà thơm ngon
Tổng hợp các cách bảo quản trà theo từng loại và những lưu ý khi bảo quản trà
Uống nước lá tía tô có lợi sữa không? Tác dụng của lá tía tô với bà bầu sau sinh và những lưu ý khi sử dụng
7 Loại trà thảo dược giảm cân hiệu quả từ các loại lá nam, dễ làm và dễ uống
[Chi tiết] Hướng dẫn cách nấu nước lá tía tô tại nhà đơn giản
5 Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản tại nhà và những lưu ý
Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Những tác dụng của nước lá tía tô đối với sức khỏe