Uống lá tía tô có tác dụng gì? Lợi ích và cách nấu đơn giản, dễ làm

 Uống lá tía tô có tác dụng gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Lá tía tô không chỉ có công dụng thanh lọc cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như gout, tiểu đường, hen suyễn,… Bài viết dưới đây, Tratosa sẽ giới thiệu đến bạn những lợi ích tuyệt vời của lá tía tô khi đun thành nước uống và cách nấu lá tía tô đơn giản, dễ làm tại nhà.

Tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe

Lá tía tô từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tía ô rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm dịu các cơn ho, sổ mũi. Ngoài ra, lá tía tô còn có khả năng kháng viêm,  giảm đau và cũng hỗ trợ tiêu tiêu hóa tốt hơn.  

Uống nước lá tía tô có tác dụng gì với sức khỏe
Uống nước lá tía tô có tác dụng gì với sức khỏe

Tốt cho người bị đau nhức xương khớp, gout

Lá tía tô chứa các hợp chất kháng viêm, giúp giảm đau, cải thiện đáng kể triệu chứng của viêm khớp và gout. Đặc biệt, lá tía tô còn có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase – nguyên nhân chính gây làm tăng acid uric trong máu. Khi acid uric được kiểm soát tốt, các cơn đau do viêm khớp và gout cũng thuyên giảm rõ rệt. Việc uống nước lá tía tô thường xuyên không chỉ giúp làm dịu các cơn đau mà còn ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát, bảo vệ xương khớp hiệu quả.

Lá tía tô tốt cho người bị đau nhức xương khớp
Lá tía tô tốt cho người bị đau nhức xương khớp

Làm trắng da, ngăn ngừa lão hóa

Lá tía tô cung cấp rất nhiều các loại vitamin A và C và các khoáng chất chống oxy hóa rất tốt cho làn da. Uống nước lá tía tô thường xuyên sẽ có giúp làm trắng da, giúp da trở nên mịn màng và trắng sáng hơn. Nhờ khả năng kích thích sản sinh collage, lá tía tô cũng ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, sạm da khiến da luôn căng bóng, tươi trẻ.

Uống lá tía tô có tác dụng gì - Làm trắng da và ngăn ngừa lão hóa
Uống lá tía tô có tác dụng gì – Làm trắng da và ngăn ngừa lão hóa

Giảm mề đay, mẩn ngứa

Lá tía tô còn rất hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề về da. Nhờ các hợp chất kháng viêm, nước lá tía tô giúp giảm ngứa, sưng tấy và làm dịu các triệu chứng mề đay, dị ứng da. Đây là phương pháp an toàn, dễ thực hiện tại nhà, giúp da phục hồi nhanh chóng sau khi bị dị ứng.

Lá tía tô giảm mề đay, mẩn ngứa
Lá tía tô giảm mề đay, mẩn ngứa

Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày

Lá tía tô có tính ấm, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa. Những người thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu hoặc đau dạ dày có thể  uống nước tía tô đều đặn để giảm thiểu các triệu chứng. Tác dụng kháng viêm của lá còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa tổn thương và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu cho thấy lá tía tô giúp ổn định lượng đường huyết, hỗ trợ cho những người bị mắc bệnh tiểu đường. Các thành phần trong lá tía tô có khả năng điều hòa insulin, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Uống nước lá tía tô hàng ngày có thể giúp người bệnh duy trì mức đường trong máu ổn định và  ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Uống lá tía tô có tác dụng hỗ trợ cải thiện tiểu đường
Uống lá tía tô có tác dụng hỗ trợ cải thiện tiểu đường

Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Lá tía tô cũng được biết đến với khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là hen suyễn. Tính kháng viêm và chống oxy hóa của lá giúp làm giảm viêm đường hô hấp, giảm ho và các triệu chứng khó thở. Việc uống nước lá tía tô đều đặn có thể cải thiện chức năng hô hấp và giúp bệnh nhân hít thở dễ dàng hơn.

Nước từ lá tía tô giúp điều trị hen xuyễn
Nước từ lá tía tô giúp điều trị hen xuyễn

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Ngoài mang lại rất nhiều lợi ích cho da và tiêu hóa, lá tía tô còn rất tốt cho tim mạch. Nhờ chứa omega-3 và các chất chống oxy hóa, lá tía tô giúp giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa mảng bám trong động mạch, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp và xơ vữa động mạch. Uống nước lá tía tô đều đặn là cách tự nhiên giúp bảo vệ trái tim khỏe mạnh và duy trì hệ tuần hoàn tốt.

Uống lá tía tô có tác dụng gì - Hỗ trợ tốt cho tim mạch
Uống lá tía tô có tác dụng gì – Hỗ trợ tốt cho tim mạch

Cách nấu nước lá tía tô uống hàng ngày

Lá tía tô nấu nước uống không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn dễ làm. Dưới đây là các bước đơn giản giúp bạn có thể tự nấu lá tía tô tại nhà.

Hướng dẫn nấu nước lá tía tô đúng cách

Để tận dụng tối đa những lợi ích mà lá tía tô mang lại, việc nấu nước đúng cách là điều vô cùng quan trọng. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi, chọn những lá không bị sâu, úa và rửa thật sạch dưới vòi nước. 

Sau đó, đun sôi khoảng 1 lít nước lọc. Khi nước bắt đầu sôi, cho lá tía tô vào và tiếp tục đun nhỏ lửa trong khoảng 5 -10 phút để các dưỡng chất trong lá tía tô được hòa tan vào nước. 

Sau khi nấu xong chắt nước ra, để nguội và có thể uống dần trong ngày. Để giữ trọn hương vị và dưỡng chất, bạn nên uống lá tía tô khi còn ấm.

Hướng dẫn cách nấu lá tía tô sao cho đúng
Hướng dẫn cách nấu lá tía tô sao cho đúng

Cách bảo quản nước lá tía tô

Nếu bạn muốn nấu nước lá tía tô để sử dụng trong vài ngày, việc bảo quản đúng cũng là yếu tố quan trọng giúp duy trì chất lượng và tác dụng của loại nước này. 

Sau khi nấu xong, bạn có thể chờ nước nguội hoàn toàn, sau đó đỏ vào bình thủy tinh hoặc chai có nắp đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, để đảm bảo các dưỡng dẫn không bị giảm đi, bạn chỉ nên bảo quản nước lá tía tô trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 1-2 ngày. Việc để quá lâu có thể làm mất đi hiệu quả của nước lá tía tô cũng như làm thay đổi hương vị, khiến nó trở nên kém ngon hơn.

Cách bảo quản nước lá tía tô đúng cách
Cách bảo quản nước lá tía tô đúng cách


Những lưu ý khi sử dụng lá tía tô

Mặc dù lá tía tô mang lại nhiều lợi ích nhưng việc sử dụng không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng.

Đối tượng nên và không nên uống nước lá tía tô

lá tía tô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp để uống lá tía tô. Người có cơ địa hàn, thường xuyên bị lạnh tay chân hoặc huyết áp thấp nên hạn chế sử dụng.

Đối với phụ nữ mang thai, thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng đến thai kỳ.

Ngược lại, với những người bị viêm khớp, gout hoặc tiểu đường có thể dùng nước lá tía tô thường xuyên để hỗ trợ điều trị bệnh và giảm triệu chứng hiệu quả.

Tác dụng phụ khi uống quá nhiều nước lá tía tô

Uống quá nhiều nước lá tía tô có thể gây ra một số tác dụng phụ. Việc lạm dụng có thể làm giảm huyết áp, dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt. Ngoài ra, vì tính ấm của lá tía tô, uống quá nhiều có thể gây ra nóng trong, ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây khó tiêu hoặc đầy bụng. Vì vậy, nên sử dụng nước lá tía tô đúng điều độ và liều lượng.

Liều lượng uống lá tía tô bao nhiêu là hợp lý

Chỉ nên uống từ 200-300 ml nước lá tía tô mỗi ngày. Uống quá nhiều trong thời gian dài có thể nóng, ảnh hưởng đến tiêu hóa và gây mệt mỏi. Sử dụng với lượng vừa đủ không chỉ giúp hấp thụ tốt các dưỡng chất mà còn duy trì sức khỏe ổn định, hỗ trợ điều trị các bệnh lý hiệu quả.

Uống lá tía tô thay nước lọc được không?

Không nên uống lá tía tô thay nước lọc hoàn toàn. Mặc dù nước lá tía tô có nhiều dưỡng chất, cơ thể vẫn cần nước lọc để duy trì các hoạt động thường ngày. Nếu thay thế hoàn toàn nước lọc, cơ thể có thể cân bằng dưỡng chất và nước cần thiết. Kết hợp uống lá tía tô và nước lọc là cách tốt nhất để vừa nhận được lợi ích của lá tía tô vừa đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Một số bài thuốc từ lá tía tô

Trong y học cổ truyền lá tía tô được kết hợp với nhiều loại thảo dược khác nhau để phát huy tối đa tác dụng chữa bệnh. 

Chẳng hạn: 

  • Đối với các triệu chứng cảm cúm, ho: Lấy lá tía tô đun cùng với gừng tươi và mật ong để giảm ho, dịu cổ họng và kháng viêm hiệu quả.
  • Đối với tiêu chảy: Nước lá tía tô có tính ấm sẽ giúp làm dịu hệ tiêu hóa, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.
  • Đối với các bệnh xương khớp và gout: Lá tía tô thường được kết hợp với các loại thảo dược như dây gắm, lá lốt, thiên niên kiện, hy thiêm, tầm bóp và cỏ ngọt. Sự kết hợp này giúp giảm đau nhức, kháng viêm và hạ acid uric trong máu, hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị viêm khớp, gout và ngăn ngừa tái phát. 

Nếu bạn cần giải pháp tiện lợi, trà thảo dược Okoshi Gold với thành phần lá tía tô Nhật cùng 6 loại thảo dược trên đã được định lượng sẵn trong mỗi gói trà. Uống đều đặn mỗi ngày không chỉ giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, giảm đau nhức gout, mà còn giúp tăng cường sức khỏe toàn diện.

Uống lá tía tô có tác dụng gì? Qua bài viết này, bạn đã biết rằng lá tía tô nấu nước uống có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Để tận dụng tối đa lợi ích từ lá tía tô, hãy tuân thủ cách nấu đúng và liều lượng hợp lý. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm trà thảo dược tốt cho sức khỏe tại Tratosa hoặc khám phá thêm các bài viết về trà thảo mộc tại trang chủ.

Tác giả Nguyễn Hoàng - tốt nghiệp trường y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội - Với kinh nghiệm 3 năm trong xây dựng và phát triển thảo dược dân tộc

Dược sỹ: Nguyễn Hoàng

Nguyễn Hoàng

Tôi là Nguyễn Hoàng, tốt nghiệp trường y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội - Với hơn 3 năm làm việc trong xây dựng và phát triển thảo dược dân tộc, từ các bài thuốc nam chuyển thể thành trà giúp bảo vệ sức khoẻ và tốt cho người Việt.

TIN TỨC MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

1900 5198