Tác dụng của rễ đinh lăng là gì? Bật mí cách sử dụng mang lại hiệu quả đáng ngờ

Đinh lăng là một loại cây rất phổ biến ở các nước Á Đông trong đó có Việt Nam. Từ xa xưa, các bộ phận của cây đinh lăng đã được ông cha ta ứng dụng trong rất nhiều các bài thuốc giúp hỗ trợ bồi bổ sức khỏe. Rễ cây đinh lăng cũng chính là một trong những bộ phận quý giá của cây và được ví như nhân sâm được nhiều người ngâm nước uống. Vậy tác dụng của rễ đinh lăng là gì? Những thành phần, ứng dụng và cần lưu ý gì khi sử dụng cùng đón đọc bài viết ngay dưới đây của Tratosa nhé! 

Tác dụng của rễ đinh lăng là gì? Bật mí cách sử dụng mang lại hiệu quả đáng ngờ
Tác dụng của rễ đinh lăng là gì? Bật mí cách sử dụng mang lại hiệu quả đáng ngờ

Giới thiệu tổng quan về cây đinh lăng

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa, là loại thực vật thuộc họ nhân sâm, ở Việt Nam, loại cây này cũng có những tên gọi khác như là cây gỏi cá hay cây Nam dương sâm. Cây đinh lăng phân bổ chủ yếu ở các nước Đông Nam Á và đặc biệt xuất hiện và được khai thác nhiều ở nước ta.

Thân cây dạng gỗ nhỏ , có chiều cao từ 0,8 đến 2m, ít phân cành và có vỏ mềm. Lá cây dạng kép giống như lông chim, mép lá có răng cưa nhỏ màu xanh nhạt, khi đứng sát sẽ có cảm giác một mùi hương thơm nhẹ tỏa ra. Rễ cây đinh lăng phát triển sâu và chắc dưới lòng đất, nhiều người thường nhầm lẫn với nhân sâm, được thu hoạch để làm dược liệu.

Giới thiệu tổng quan về cây đinh lăng
Giới thiệu tổng quan về cây đinh lăng

Cây đinh lăng được sử dụng phổ biến trong cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại trong các bài thuốc về hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Từ thân, rễ và lá cây đinh lăng đều có thể sử dụng để ngâm rượu hay làm các món ăn cực thơm ngon nếu như bạn biết cách chế biến.

Những thành phần và tác dụng của rễ cây đinh lăng

Không ngoa khi nói rằng rễ cây đinh lăng được ví như là “nhân sâm” giá rẻ bởi có nhiều tác dụng quý báu trong cả y học và cuộc sống thường ngày. Rễ cây đinh lăng cũng là phần chứa nhiều dinh dưỡng và giá trị nhất của cây. Dưới đây chính là những tác dụng của rễ đinh lăng:

  • Bổ khí huyết: Rễ đinh lăng chứa nhiều saponin, vitamin, và khoáng chất giúp bổ máu tương tự với nhân sâm, giúp tăng cường tuần hoàn và cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Chất Flavonoid giúp tăng cường sức đề kháng, giảm đau và kháng viêm: Các dưỡng chất trong cây đinh lăng giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, từ đó chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và viêm nhiễm.
  • Giúp lợi tiểu: Nhờ việc kích thích bài tiết, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về bàng quang.
  • Giải độc, thanh nhiệt: Lá và rễ đinh lăng kết hợp với nhau để giải nhiệt cơ thể , điều trị ngộ độc và các bệnh mẩn ngứa.
Những thành phần và tác dụng của rễ cây đinh lăng
Những thành phần và tác dụng của rễ cây đinh lăng

Các ứng dụng của rễ cây đinh lăng

Ứng dụng phổ biến nhất của rễ cây đinh lăng đó chính là sử dụng để ngâm rượu như một loại thức uống vừa bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi và tăng cường sinh lực. Bên cạnh đó thì rễ cây đinh lăng cũng xuất hiện trong rất nhiều các bài thuốc Nam để bồi bổ sinh lực.

Rễ cây đinh lăng ngâm rượu
Rễ cây đinh lăng ngâm rượu

Một ứng dụng khác của rễ cây đinh lăng được phổ biến trong những năm gần đây chính là được làm thành trà thảo mộc. Các loại trà thảo mộc được kết hợp từ rễ cây đinh lăng và những loại dược liệu khác tạo nên một thức uống ngon, có thể sử dụng hàng ngày thay thế cho nước lọc giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe thể chất. 

Trà ba kích ngọc cẩu có thành phần từ rễ cây đinh lăng
Trà ba kích ngọc cẩu có thành phần từ rễ cây đinh lăng

Một trong những sản phẩm tiêu biểu đó chính là trà ba kích ngọc cẩu với các thành phần là các thảo dược quý như: ba kích, rễ cây đinh lăng, nấm ngọc cẩu, dâm dương hoắc, nhục thung dung và cỏ ngọt giúp hỗ trợ dưỡng thận, tráng dương tăng cường sinh lý và suy nhược cơ thể.

>>> Xem thêm: Tác dụng của nấm ngọc cẩu là gì? cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng

Uống rễ đinh lăng có tác dụng gì?

Như đã biết ở trên, uống nước sắc, rượu hay trà từ rễ cây đinh lăng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe giúp hồi phục cơ thể nhờ các hoạt chất quý như saponin, flavonoid, axit amin và vitamin giúp bổ khí huyết, tăng sức đề kháng, giảm căng thẳng mệt mỏi, kích thích tiêu hóa và tăng cường sinh lý,…

+ Nước sắc rễ cây đinh lăng , nên sử dụng 20-30g rễ khô, đun với 1 lít nước, uống hàng ngày. 

+ Rượu rễ cây đinh lăng: Uống 1-2 ly nhỏ (10-20ml) mỗi ngày, tốt nhất trong bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

+ Trà rễ đinh lăng: Uống 2-3 túi lọc mỗi ngày để mang lại hiệu quả tối ưu.

Uống rễ cây đinh lăng có tác dụng gì?
Uống rễ cây đinh lăng có tác dụng gì?

Hướng dẫn cách ngâm rượu rễ cây đinh lăng

Để có thể ngâm được một bình rượu rễ cây đinh lăng chuẩn, nhiều hoạt chất, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn dưới đây của Tratosa:

Bước 1: Nên chọn các củ đinh lăng từ 3 đến 5 năm tuổi từ những nhà cung cấp uy tín bởi đây là một loại thảo dược quý, đắt tiền, nên nhiều người thường hay bị mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Bước 2: Nên chọn loại rượu thủ công bằng men ta với nồng độ cồn từ 40 đến 45 độ.

Bước 3: Đặt rễ đinh lăng vào bình thủy tinh, có thể cắt nhỏ hoặc đặt cả củ, sau đó đổ rượu ngập hết củ. Nên cho lượng rượu vừa đủ bởi nếu loãng quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của rượu thuốc.

Bước 4: Đặt bình ngâm rượu rễ cây đinh lăng ở nơi khô giáo, thoáng mát, chỉ nên sử dụng sau khoảng 4 tuần khi rượu chuyển sang màu ngả vàng.

Hướng dẫn cách ngâm rượu rễ cây đinh lăng
Hướng dẫn cách ngâm rượu rễ cây đinh lăng

Những lưu ý khi sử dụng rễ cây đinh lăng

Mặc dù tác dụng của rễ cây đinh lăng có nhiều ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người, tuy nhiên khi sử dụng rễ cây đinh lăng bạn cũng cần nên lưu ý một số những điều sau:

  • Nên mua rễ đinh lăng ở những nguồn uy tín, cam kết chất lượng để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
  • Không nên sử dụng với những người cao huyết áp, phụ nữ mang thai và thận trọng đối với những người bị các bệnh mãn tính.
  • Nếu bị dị ứng hoặc các tác dụng phụ của cây nên dừng lại và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
  • Không nên lạm dụng và sử dụng trong 1 thời gian dài, chỉ nên sử dụng từ 1 đến 2 tháng rồi ngưng sau một thời gian mới lại nên dùng tiếp.
Những lưu ý khi sử dụng rễ cây đinh lăng
Những lưu ý khi sử dụng rễ cây đinh lăng

Lời kết

Rễ đinh lăng có tác dụng gì là thắc mắc chung của rất nhiều người khi mới tiếp tìm hiểu về loại thảo mộc này. Trong bài viết trên, Tratosa đã giải đáp cho bạn về tác dụng của rễ đinh lăng cũng như bật mí những cách sử dụng mang lại hiệu quả đáng ngờ. Hy vọng rằng bài viết trên đã mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích.

Tác giả Nguyễn Hoàng - tốt nghiệp trường y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội - Với kinh nghiệm 3 năm trong xây dựng và phát triển thảo dược dân tộc

Dược sỹ: Nguyễn Hoàng

Nguyễn Hoàng

Tôi là Nguyễn Hoàng, tốt nghiệp trường y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội - Với hơn 3 năm làm việc trong xây dựng và phát triển thảo dược dân tộc, từ các bài thuốc nam chuyển thể thành trà giúp bảo vệ sức khoẻ và tốt cho người Việt.

TIN TỨC MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

1900 5198