Lá tía tô có chất gì? Lá tía tô là một vị thuốc quý trong dân gian, cung cấp nhiều dưỡng chất như luteolin và axit rosmarinic, giúp chống chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Bên cạnh đó, lá tía tô còn chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Trong bài viết này, Tratosa sẽ chia sẻ chi tiết các dưỡng chất và tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe, cũng như cách sử dụng trà tía tô một cách hiệu quả nhất.
Lá tía tô có chất gì? Các dưỡng chất quý có trong lá tía tô
Lá tía tô chứa các họa chất như luteolin, axit rosmarinic và perillaldehyde, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ. Những dưỡng chất này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng quát cho mọi người mà còn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý từ viêm khớp đến tiêu hóa.
Các thành phần dinh dưỡng có trong lá tía tô
Trong lá tía tô chứa nhiều dưỡng chất cần thiết, bao gồm:
- Vitamin A và C: Giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ da và mắt khỏi các tổn thương do môi trường tác động, Vitamin C còn có khả năng làm sáng da và chống lão hóa.
- Axit béo Omega-3: Một trong những chất béo không bão hòa có lợi cho tim mạch, giúp giảm viêm nhiễm và nguy cơ mắc các bệnh về tim. Axit béo này còn rất tốt cho não bộ và thị lực.
- Flavonoid và Polyphenol: Các chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa lão hóa và bảo vệ tế bào các tổn thương do gốc tự do. Flavonoid đặc biệt quan trọng trong việc giảm nguy cơ các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim mạch.
- Sắt, canxi, magie: Hỗ trợ cho quá trình tạo máu, giúp xương chắc khỏe và duy trì các chức năng cơ thể khác. Những khoáng chất này rất cần thiết cho việc duy trì sức khỏe tổng thể.
Những dưỡng chất này không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ trong việc ngăn ngừa nhiều bệnh lý mãn tính và tăng cường sức đề kháng.
Tác dụng và hoạt chất trong lá tía tô
Bên cạnh các dưỡng chất thiết yếu trong câu trả lời cho lá tía tô có chất gì, lá tía tô còn chứa nhiều các hoạt chất quý có tác dụng mạnh mẽ đối với sức khỏe:
- Luteolin: là một flavonoid có khả năng chống oxy hóa, luteolin giúp bảo vệ tế bào khỏi sự hủy hoại của các gốc tự do. Hoạt chất này còn có tác dụng kháng viêm, giảm dị ứng và ngăn ngừa nhiều bệnh lý mãn tính như viêm khớp, bệnh tự miễn và thậm chí là ung thư.
- Triterpene: Các hợp chất triterpen có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Ngoài ra, triterpene cũng giúp giảm đau nhức, cải thiện sức khỏe cơ xương khớp và làm dịu các triệu chứng liên quan đến viêm,
- Axit rosmarinic: Hoạt chất này được nghiên cứu rộng rãi và chứng minh là có tác dụng chống viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị viêm khớp và dị ứng, Đồng thời, axit rosmarinic cũng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa sớm và các bệnh mãn tính.
Trà tía tô và lợi ích cho sức khỏe
Lá tía tô không chỉ được sử dụng trong chế biến món ăn mà còn là thành phần chính trong các loại trà thảo mộc – thức uống có nhiều lợi ích cho sức khỏe, cung cấp nhiều dưỡng chất quý từ lá tía tô.
Uống trà tía tô có tác dụng gì?
Ngoài câu hỏi lá tía tô có chất gì thì tác dụng của việc uống trà tía tô đều đặc có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Giảm viêm và đau khớp: Nhờ vào các hoạt chất như perillaldehyde và axit rosmarinic, trà tía tô giúp giảm viêm, đau nhức khớp và hỗ trợ trong việc điều trị viêm khớp.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Trà tía tô giúp làm dịu hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, và kích thích quá trình tiêu hóa.
- Giải cảm, hạ sốt: Trong y học cổ truyền, lá tía tô thường được sử dụng để giải cảm, giúp cơ thể ra mồ hôi và hạ sốt nhanh chóng.
- Cải thiện giấc ngủ: Trà tía tô còn có tác dụng làm dịu thần kinh, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Cách pha trà tía tô đơn giản tại nhà
Để thưởng thức một ly trà tía tô thơm ngon, bạn chỉ cần một nắm lá tía tô tươi, nước sôi, sau đó rửa sạch lá tía tô và cho vào ấm hãm với nước sôi khoảng 5 – 10 phút. Khi lá tía tô đã thấm, bạn lọc bỏ bã và có ngay một ly nước tía tô thơm ngon có thể thêm một chút đường hoặc mật ong để tăng hương vị, có thể uống ấm hoặc để nguội tùy thích.
Tuy nhiên, nếu mọi người muốn nhanh gọn, tiện lợi hơn mà không cần chuẩn bị nguyên liệu lỉnh kỉnh thì trà Tía tô Okoshi Gold là lựa chọn phù hợp. Sản phẩm được sản xuất theo quy trình hiện đại, với thành phần chính từ Lá tía tô tím Nhật kết hợp cùng 6 loại thảo dược khác là: dây gắm, hy thiêm, thiên niên kiện, tầm bóp, lá lốt và cỏ ngọt. Tất cả các thành phần đều được sơ chế, sấy khô và định lượng sẵn trong từng gói lọc, đảm bảo giữ nguyên được dưỡng chất và hương vị thảo dược. Chỉ cần pha với nước nóng, mọi người sẽ có ngay ly trà thơm ngon, bổ dưỡng một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Lưu ý khi sử dụng lá tía tô
Lá tía tô có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng tùy ý. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
- Không lạm dụng: Dùng lá tía tô quá nhiều có thể gây ra tình trạng nóng trong người, nổi mụn, hoặc gây khó chịu cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, nên sử dụng một cách điều độ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Người có bệnh lý đặc biệt: Những người mắc các bệnh về dạ dày, gan, thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá tía tô thường xuyên, để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai cần hạn chế sử dụng lá tía tô, vì một số hoạt chất trong lá có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Sử dụng lá tía tô cần có hiểu biết đúng để tận dụng được lợi ích mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Lá tía tô có chất gì? Trong lá tía tô có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, giúp giảm viêm và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Việc hiểu rõ các hoạt chất trong lá tía tô không chỉ giúp bạn áp dụng chúng một cách hợp lý mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống hàng ngày.
Dược sỹ: Nguyễn Hoàng
Nguyễn Hoàng
Tôi là Nguyễn Hoàng, tốt nghiệp trường y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội - Với hơn 3 năm làm việc trong xây dựng và phát triển thảo dược dân tộc, từ các bài thuốc nam chuyển thể thành trà giúp bảo vệ sức khoẻ và tốt cho người Việt.
TIN TỨC MỚI NHẤT
Nên uống trà thảo mộc khi nào? 4 thời điểm vàng uống trà thảo dược tốt nhất cho cơ thể và những lưu ý khi sử dụng
[Hướng dẫn] Cách pha trà thảo mộc, cách pha trà hoa và những lưu ý để có 1 ly trà thơm ngon
Tổng hợp các cách bảo quản trà theo từng loại và những lưu ý khi bảo quản trà
Uống nước lá tía tô có lợi sữa không? Tác dụng của lá tía tô với bà bầu sau sinh và những lưu ý khi sử dụng
7 Loại trà thảo dược giảm cân hiệu quả từ các loại lá nam, dễ làm và dễ uống
[Chi tiết] Hướng dẫn cách nấu nước lá tía tô tại nhà đơn giản
5 Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản tại nhà và những lưu ý
Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Những tác dụng của nước lá tía tô đối với sức khỏe