Lá tía tô được xem là một dược liệu quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người, ngoài rất nhiều các công dụng như hỗ trợ giảm cân, làm trắng da thì nước lá tía tô còn được biết đến jcó khả năng hỗ trợ cho bà bầu trong các giai đoạn trong thai kỳ. Trong bài viết này, hãy cùng Tratosa giải đáp về bà bầu uống nước tía tô được không và những điều cần lưu ý khi sử dụng trà tía tô khi đang mang thai.
Những tác dụng khi sử dụng lá tía tô trong quá trình thai kỳ
Dưới đây là một số những tác dụng của tía tô khi được sử dụng trong quá trình thai kỳ
Mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào:
Theo nhiều nghiên cứu quy mô vừa và nhỏ đã chỉ ra rằng, trong lá tía tô chứa nhiều khoáng chất, chất hòa tan, vitamin và đặc biệt là vitamin … Những chất này giúp bổ xung một lượng chất dinh dưỡng đáng kể cho bà bầu giúp mạnh bụng, bổ khí cũng như giải nhiệt những ngày hè.
Chống oxy hóa và kháng khuẩn
Lá tía tô được ứng dụng trong rất nhiều những bài thuốc y học và đặc biệt là để bào chế thuốc Nam. Các chất có trong lá tía tô giúp chống ung thư mạnh và chống oxy hóa.
Giảm ốm nghén và nôn mửa
Triệu chứng ốm nghén và nôn mửa thường xuất hiện ở giai đoạn thứ 4 đến 12 của thai kỳ, việc sử dụng nước lá tía tô trong giai đoạn này giúp hỗ trợ giảm thiểu đáng kể tình trạng này, ngoài ra thì tía tô còn có thể giải cảm và giảm các triệu chứng đau dạ dày.
Bà bầu uống nước tía tô được không?
Với nhiều thành phần và dinh dưỡng tốt có trong tía tô, bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng nước lá tía tô như một giải pháp tăng cường sức khỏe, giúp hỗ trợ giảm các vấn đề oxy hóa, triệu chứng ốm nghén hay giải cảm,… Bên cạnh đó, nước lá tía tô cũng mang đến cho mẹ và thai nhi một nguồn vitamin dồi dào.
Tuy nhiên, các bà bầu tuyệt đối không lạm dụng nước lá tía tô thường xuyên, và đặc biệt là sử dụng thay nước lọc bởi các chất có trong nước lá tía tô khi được sử dụng quá nhiều sẽ gây mất cân bằng trong cơ thể, có nguy cơ làm tăng huyết áp,… Thời gian sử dụng nước lá tía tô liên tục không được quá 2 đến 3 ngày.
Bà bầu 3 tháng có uống được nước tía tô không
Ngoài những thắc mắc về việc “bà bầu uống nước tía tô được không?” thì những thời điểm nào thì nên uống nước lá tía tô cũng được rất nhiều những thai phụ quan tâm, đặc biệt là giai đoạn tháng thứ 3 và tháng thứ 5 của thai kỳ.
Thời gian tối ưu để sử dụng nước lá tía tô của mỗi người lại không giống nhau bởi do cơ địa và quá trình trao đổi chất của mỗi người ở từng giai đoạn lại có những chuyển biến khác nhau. Nhưng theo kinh nghiệm truyền tai nhau thì phần chung mọi người có thể sử dụng nước trà tía tô để giải cảm hoặc cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho bà bầu từ tháng thứ 3 trở đi. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Những cách chế biến lá tía tô thành thực phẩm dễ ăn, nhiều dinh dưỡng
Ngoài cách pha trà tía tô để uống thành nước, bạn cũng có thể tham khảo những gợi ý sau đây của Tratosa để có thể chế biến thảo dược từ thiên nhiên này thành những thực phẩm dễ ăn, chứa nhiều chất dinh dưỡng:
- Nấu cháo tía tô: Ngoài việc uống trực tiếp thì bạn cũng có thể nấu tía tô với gạo thành cháo để ăn.
- Canh tía tô: Bạn có thể nấu lá tía tô thành canh kết hợp với các loại rau củ khác sẽ giúp cung cấp thêm các vitamin cho cơ thể.
- Sử dụng các bài thuốc Nam có chiết xuất từ lá tía tô (nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng).
Những điều cần chú ý khi bà bầu uống nước tía tô
Để sử dụng nước lá tía tô một cách an toàn cho cả mẹ và thai nhi, bạn nên cân nhắc những lưu ý được liệt kê dưới đây:
- Lá tía tô có thể gây kích thích cổ tử cung: Một số thành phần trong lá tía tô có thể gây co thắt tử cung, đặc biệt là ở những tháng đầu thai kỳ, vậy nên trước khi sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Gây tăng huyết áp nếu lạm dụng: Sử dụng lá tía tô quá nhiều hoặc trong thời gian dài có thể làm tăng huyết áp, chỉ nên sử dụng từ 2 đến 3 ngày để giải cảm.
- Thời điểm uống nước lá tía tô tốt cho bà bầu là nên uống trước bữa ăn 30 phút.
- Lá tía tô có thể gây dị ứng, mẩn đỏ với một số người, nếu thấy xuất hiện những triệu chứng này, hãy dừng lại việc sử dụng nước trà tía tô.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách bảo quản trà tía tô tươi, khô và bột tía tô
Lời kết
Bà bầu uống nước tía tô được không? là một trong những câu hỏi phổ biến của những sản phụ đang mang thai bởi đây là giai đoạn cần bổ sung rất nhiều các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bà bầu có thể sử dụng nước là tía tô như một phương pháp hữu hiệu để giảm nghén cũng như giải cảm. Tuy nhiên, để an toàn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Hy vọng rằng bài chia sẻ trên của Hương Mộc Gỗ đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích
Dược sỹ: Nguyễn Hoàng
Nguyễn Hoàng
Tôi là Nguyễn Hoàng, tốt nghiệp trường y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội - Với hơn 3 năm làm việc trong xây dựng và phát triển thảo dược dân tộc, từ các bài thuốc nam chuyển thể thành trà giúp bảo vệ sức khoẻ và tốt cho người Việt.
TIN TỨC MỚI NHẤT
Nên uống trà thảo mộc khi nào? 4 thời điểm vàng uống trà thảo dược tốt nhất cho cơ thể và những lưu ý khi sử dụng
[Hướng dẫn] Cách pha trà thảo mộc, cách pha trà hoa và những lưu ý để có 1 ly trà thơm ngon
Tổng hợp các cách bảo quản trà theo từng loại và những lưu ý khi bảo quản trà
Uống nước lá tía tô có lợi sữa không? Tác dụng của lá tía tô với bà bầu sau sinh và những lưu ý khi sử dụng
7 Loại trà thảo dược giảm cân hiệu quả từ các loại lá nam, dễ làm và dễ uống
[Chi tiết] Hướng dẫn cách nấu nước lá tía tô tại nhà đơn giản
5 Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản tại nhà và những lưu ý
Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Những tác dụng của nước lá tía tô đối với sức khỏe