Cỏ ngọt được biết đến với khả năng cung cấp độ ngọt gấp nhiều lần so với các loại thực vật khác và được ứng dụng rộng rãi trong các loại thuốc đặc biệt là thuốc Đông Y để tạo vị ngọt tự nhiên nhưng lại hết sức an toàn, lành tình. Trong bài viết này, hãy cùng Tratosa tìm hiểu cỏ ngọt có tác dụng gì và hướng dẫn cách làm trà cỏ ngọt đơn giản tại nhà!
Tổng quan về cỏ ngọt
Cỏ ngọt có tên khoa học là Stevia rebaudiana, đây là loại thực vật thân nhỏ, lá xanh cưa và có màu xanh lục, hoa màu trắng được phát hiện đầu tiên tại các quốc gia Nam Mỹ như Paraguay, Brazil. Tuy nhiên hiện nay Trung Quốc lại là quốc gia cung cấp cỏ ngọt lớn nhất thế giới. Ở Việt Nam, cỏ ngọt được trồng nhiều tại các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Cỏ ngọt được biết đến là loài thực vật có khả năng tạo ngọt gấp 200 lần so với đường mía nhưng đặc biệt lại không chứa calo. Nhóm hợp chất chính tạo vị ngọt là Steviol glycoside gồm Stevioside với vị ngọt mạnh cũng như chiếm tỷ lệ cao nhất, các chất Rebaudioside A, B, C, D, E tạo vị ngọt mượt và dễ chịu hơn. Ngoài ra, trong cỏ ngọt còn chứa các hợp chất khác như vitamin A&C các khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Cỏ ngọt có tác dụng gì với sức khỏe con người
Có ngọt có tác dụng gì là một thắc mắc phổ biến của rất nhiều người bởi cỏ ngọt được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực thực phẩm và dược phẩm. Ở Việt Nam, nếu như bạn đã từng sử dụng thuốc Đông Y có lẽ cỏ ngọt cũng là một trong những thành phần có trong những thang thuốc mà mọi người đã từng sử dụng.
Như đã biết cỏ ngọt có khả năng tạo ngọt gấp đến hơn 200 lần so với đường, vậy nên khi sử dụng cỏ ngọt trong thực phẩm cũng như dược phẩm sẽ giúp người dùng dễ uống hơn, ức chế và giảm các vị đắng, vị cay. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, cỏ ngọt còn có rất nhiều tác dụng khác nữa đến sức khỏe con người như:
Ngăn ngừa tăng huyết áp:
Chất stevioside có trong cỏ ngọt được nhiều cuộc nghiên cứu y học chỉ ra rằng có khả năng hạ huyết áp tâm trương và tâm thu. Nghiên cứu này được thử nghiệm trên động vật và đã được chứng minh tại thực tiễn. Cùng với đó chất glycosid có khả năng làm giãn tĩnh mạch, tạo điều kiện thải natri ra ngoài cơ thể từ đó giúp bảo vệ tim và giảm huyết áp.
Tác dụng của cỏ ngọt giúp hỗ trợ tích cực cho người bị bệnh tiểu đường:
Như đã nói đến ở trên, cỏ ngọt có khả năng tạo độ ngọt rất tốt nhưng lại không có calo. Vậy nên, người bị bệnh tiểu đường sử dụng cỏ ngọt để thay thế cho các loại tinh bột khác sẽ giúp cải thiện được tình trạng bệnh.
Giảm cân:
Chắc chắn rồi, việc sử dụng một chất tạo ngọt tự nhiên không calo cho người ăn kiêng thay thế cho đường giúp hạn chế cảm giác thèm ngọt từ đó hỗ trợ kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả. Phụ nữ có thai cũng được khuyên dùng cỏ ngọt bởi chất Glycoside steviol có trong cỏ ngọt không ảnh hưởng đến lượng trong máu cũng như khả năng sinh sản của phụ nữ.
Ngoài ra, cỏ ngọt cũng được biết đến với những tác dụng khác như phòng ngừa ung thư vú, tốt cho đường tiêu hóa cũng như chống viêm và chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do.
Những ứng dụng của cỏ ngọt
Là loại thực vật hết sức lành tính và có lợi cho sức khỏe con người vậy nên cỏ ngọt được ứng dụng rất rộng rãi trong thực phẩm và dược phẩm. Dưới đây là những ứng dụng phổ biến của cỏ ngọt:
Thực phẩm và đồ uống:
Lá cỏ ngọt có thể sử dụng trực tiếp dưới dạng tươi và khô để làm trà thảo mộc, trà xanh hoặc kết hợp với các loại trà khác. Đối với lá cỏ ngọt tươi, bạn có thể cho vào nước đun sôi rồi dùng trực tiếp. Đối với lá trà khô, bạn có thể nghiền nhỏ để bảo quản và sử dụng dần hoặc nghiền thành bột thêm vào các món ăn hoặc các loại đồ uống khác.
Ứng dụng của cỏ ngọt trong y học cổ truyền:
Cỏ ngọt được ứng dụng rất nhiều trong y học cổ truyền, cỏ ngọt có thể kết hợp được với rất nhiều những loại dược liệu từ tự nhiên khác như ba kích, rễ đinh lăng, dâm dương hoắc hay nấm ngọc cẩu… để làm thành các bài thuốc hỗ trợ tích cực cho cơ thể.
Mỹ phẩm:
Gần đây, những loại sản phẩm mỹ phẩm thuần chay đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ trên thị trường bởi công dụng hiệu quả cũng như rất ít gây ra tác dụng phụ hay dị ứng, phù hợp với hầu hết mọi loại da. Cỏ ngọt được ứng dụng làm thành các nguyên liệu có trong kem dưỡng ẩm, xà phòng hoặc mặt nạ nhờ đặc tính chống oxy hóa để dưỡng ẩm cũng như làm mềm da, cải thiện tình trạng lão hóa.
Hướng dẫn cách làm trà cỏ ngọt
Bước 1: Chuẩn bị:
- Lá cỏ ngọt tươi hoặc khô (lá tươi từ 5-6 lá, lá khô 2-3 lá)
- Nước lọc: 300-500ml
- Bạn có thể sử dụng kết hợp thêm với các loại thảo dược khác như trà xanh, hoa cúc, cam thảo hay atiso để tăng thêm hương vị và công dụng.
Bước 2: Rửa sạch lá cỏ ngọt (nếu là lá tươi) sau đó cho nước vào nồi đun đến khi sôi
Bước 3: Hãm trà bằng cách cho lá cỏ ngọt vào ấm hoặc ly sau đó rót nước sôi vào đậy nắp kín và hãm trong khoảng từ 5-10 phút rồi thưởng thức (có thể cho thêm đá nếu thích).
Uống trà cỏ ngọt mỗi ngày có tốt không?
Uống trà cỏ ngọt mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng điều này phụ thuộc vào liều lượng và tình trạng sức khỏe cá nhân. Vậy nên không thể kết luận 1 cách chắc chắn rằng việc uống trà cỏ ngọt mỗi ngày tốt hay không tốt cho sức khỏe.
Việc quá lạm dụng uống trà cỏ ngọt với liều lượng lớn trong một thời gian dài có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như gây dư vị đắng, đầy bụng, hoặc tiêu chảy ở một số người nhạy cảm hoặc gây kích ứng, dị ứng ở 1 số người. Đặc biệt, những người bị huyết áp thấp hoặc đang mang thai không nên sử dụng.
Lời kết
Trà cỏ ngọt có tác dụng gì là thắc mắc của rất nhiều người khi mới bắt đầu tiếp xúc hoặc sử dụng loại thảo dược này. Bài viết trên của Tratosa đã chia sẻ đến bạn những tác dụng và ứng dụng của cỏ ngọt trong cuộc sống. Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích.
Dược sỹ: Nguyễn Hoàng
Nguyễn Hoàng
Tôi là Nguyễn Hoàng, tốt nghiệp trường y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội - Với hơn 3 năm làm việc trong xây dựng và phát triển thảo dược dân tộc, từ các bài thuốc nam chuyển thể thành trà giúp bảo vệ sức khoẻ và tốt cho người Việt.
TIN TỨC MỚI NHẤT
Nên uống trà thảo mộc khi nào? 4 thời điểm vàng uống trà thảo dược tốt nhất cho cơ thể và những lưu ý khi sử dụng
[Hướng dẫn] Cách pha trà thảo mộc, cách pha trà hoa và những lưu ý để có 1 ly trà thơm ngon
Tổng hợp các cách bảo quản trà theo từng loại và những lưu ý khi bảo quản trà
Uống nước lá tía tô có lợi sữa không? Tác dụng của lá tía tô với bà bầu sau sinh và những lưu ý khi sử dụng
7 Loại trà thảo dược giảm cân hiệu quả từ các loại lá nam, dễ làm và dễ uống
[Chi tiết] Hướng dẫn cách nấu nước lá tía tô tại nhà đơn giản
5 Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản tại nhà và những lưu ý
Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Những tác dụng của nước lá tía tô đối với sức khỏe